Xã Nghĩa Tiến: Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã Nghĩa Tiến, 09/11/1953 – 09/11/2023.

Thứ bảy - 07/10/2023 03:28

Xã Nghĩa Tiến: Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã Nghĩa Tiến, 09/11/1953 – 09/11/2023.

Xã Nghĩa Tiến: Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã Nghĩa Tiến, 09/11/1953 – 09/11/2023.
Xã Nghĩa Tiến: Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã Nghĩa Tiến, 09/11/1953 – 09/11/2023.
Xã Nghĩa Tiến, Thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an, được thành lập, ngày mồng chín, tháng mười một, năm một chín năm ba, trên cơ sở tách từ, xã Tân Hưng, thành ba xã, đó là, xã Nghĩa Thắng, xã Nghĩa Quang, xã Nghĩa Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, con người và cảnh quan nơi đây, đã có nhiều thay đổi, tiến bộ.
Trong truyền thống lịch sử đấu tranh, dựng nước, và giữ nước, của dân tộc, đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Tiến, đã trải qua những năm dài, gian lao, vất vả, ứng phó với thiên nhiên, đấu tranh, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ và xây dựng cuộc sống, những chiến công qua những năm kháng chiến, đã ghi đậm, khắc sâu trong tâm trí, của các thế hệ, mỗi người con Nghĩa Tiến.
“Hồ Làng Đong trong xanh gợn sóng
Bãi mía Bồi đẹp tựa non tranh”
 
 
Khái quát về vùng đất và con người xã Nghĩa Tiến.
- Điều kiện, tự nhiên và xã hội.
 Nghĩa Tiến là một xã, thuộc thị xã thái hòa, cách trung tâm thị xã, hơn 5 km, về phía Tây - Nam,  phía Bắc giáp với xã Nghĩa Thành, và phường Quang Tiến, phía Tây giáp với xã Nghĩa Tân (cũ), phía nam giáp xã Tây Hiếu và xã Nghĩa hòa (cũ), nay thuộc phường Long sơn,
-Về khí hậu, thời tiết:
Nghĩa Tiến, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hưởng đặc điểm của khí hậu, bắc, trung bộ và miền núi phía tây, nghệ an, dược chia thành hai mùa rõ rệt là nóng và lạnh.
-Về tài nguyên:
Đất có diện tích: 1.269,3 ha (một nghìn, hai trăm, sáu mươi chín, phẩy ba ha).
+ Đất Nông nghiệp: 694,58 ha (sáu trăm, chín mươi bốn, phẩy năm tám ha)
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 558,52 ha (năm trăm, năm, mươi tám, phẩy năm mươi hai, ha).
Đất chưa sử dụng: 16,2 ha (mười sáu, phẩy hai, ha).
Sông ngòi , nguồn nước, xã có dòng sông hiếu chảy qua, dài khoảng hơn 3 km, đập Tân hòa, đập Quằn, đập Đong, đập Mó chè, đập đồng Ngọc, giếng ba Vòi phục vụ cho công tác tưới tiêu trên diện tích ruộng hai lúa.
+ Đất Rừng: 277 ha (có hai trăm, bảy mươi bảy ha);
khoáng sản có trử lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng cho khu vực xung quanh địa bàn của xã.
Hệ thống đường giao thông: có quốc lộ 48, và 48D, đi qua dài khoảng 7 km; đường liên thôn có tổng chiều dài 11, 9 km, đường ngõ xóm có tổng chiều dài 12,2 km, đường giao thông nội đồn, 9.8km.
Quá trình hình thành dân cư và sự thay đổi về địa giới, hành chính, tính đến đầu 2023, toàn xã có hơn 1.450 hôk và hơn 4.500 nhân khẩu. đồng bào dân tộc chiếm,  29,97%, dân tộc kinh chiếm 70,2%.
- Xuất xứ tên gọi làng Đong và làng Bồi.
Theo các cụ cao niên kể lại, thời hậu lê, giai đoạn khởi nghĩa Lam sơn, một số hộ nông dân làng Trảy, nay thuộc vùng trung tâm UBND, lo sợ quân khởi nghĩa lam sơn sát hại, vì bị cho rằng dân làng Trảy làm chết voi trận, quân bắt đền nhưng không đủ tiền để đong đầy cái sọt nứa, hình con voi, do vậy nhân dân làng Trảy đã đã bỏ làng tìm nơi định cư mới. một số hộ dân làng Trảy chạy về hướng Tây, Nam lập làng lúc này gọi là làng cốc, làng Mày, và sau này gọi là làng Đong, chính làng Đong là địa điểm, tổ chức đại hội, đảng bộ huyện Nghĩa Đàn lần thứ V, tháng 7/1951.
Một số hộ dân chạy vào rừng, gọi là làng Sót, và sau này gọi là làng Khót. Khoảng tốc độ 1 km thì phát hiện có một mó nước tự nhiên, phía trước lại sông, có ruộng, có nước và cỏ dại, và họ đưa tất cả mọi người ở lại để lập chỗ ở, một nửa phía Nam, gọi là xóm En, một nửa phía bắc gọi là xóm Bo. Sau cách mạng tháng 8/ 1945 gọi là xóm Nghĩa hòa, cho đến 1971 mới được chuyển thành các đội sản xuất sau khi sáp nhập ba hợp tác xã, Tân hòa, Nghĩa hòa, Nghĩa long thành hợp tác xã Hòa long, và được chuyển hóa thành các đội sản xuất theo thứ tự 1, 2, 3, hiện nay tên làng Bồi là tên chung của các xóm 1, 2, 3, 9, 10, còn gọi là khu vực làng Bồi.
- Sự thay đổi địa giới hành chính, qua các thời kỳ.
Trải qua nhiều đổi thay về địa lý, hành chính, trước tên xã Nghĩa Tiến, chính thức ra đời, vùng đất này đã nhiều danh xưng khác nhau, trước cách mạng tháng tám, năm một chín bốn lăm, vùng đất Nghĩa Tiến hiện nay là thuộc tổng Nghĩa Hưng, lúc bấy giờ xã đã có 1.800 nhân khẩu, hơn 1.085 cử tri vùng đất Nghĩa Tiến bấy giờ đang là thuộc xã Tân Hưng.
Do điều kiện địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, gây khó khăn trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, thực hiện chủ trương, tách các xã lớn thành các xã nhỏ, ngày 09/11/1953 xã Tân Hưng tách ra thành 3 xã nhỏ, gồm, xã Nghĩa Quang, Nghĩa thắng và Nghĩa Tiến.
Từ đây Nghĩa Tiến chính thức trở thành một đơn vị hành chính, độc lập, khi mới chia tách, xã Nghĩa Tiến gồm có các làng, Làng đông, Hưng lập, mằn dê, làng Khót, Nghĩa hòa, địa giới hành chính liền kề với, xã Nghĩa quang, phía bắc giáp xã Nghĩa Thắng, phía Nam giáp xã Nghĩa an, phía Tây giáp xã Nghĩa liên. Khi mới thành lập xã, chi bộ mới có 25 đảng viên, Ban chấp hành chi bộ gồm có ba đồng chí. Phạm Xuân Lệ, Phạm Văn Bình, Lê Văn Nhỏ, trong đó đồng chí Phạm Xuân Lệ làm bí thư, ông, Lô Văn Lạn, làm Chủ tịch Nông hội, bà Phạm Thị Thư làm chủ tịch hội Phụ nữ, ông Vũ Văn Vông làm bí thư đoàn thanh niên.
Về chính quyền: Ông Phạm Xuân Bình làm Chủ tịch ủy ban Hành chính; ông Vũ Văn Tiến là trật tự viên, tương đương với với trưởng công an xã; ông Lê Văn Nhỏ làm xã đội trưởng, ông Sầm Văn Xin làm ủy viên thư ký. Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa tiến trên con đường hội nhập những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, cùng với sự thay đổi mọi mặt của tình hình đất nước, xã Nghĩa Tiến, trên cơ sở phát huy thế mạnh, những thành tích đã đạt được.
* Một số kết quả đạt được trên các lính vực Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023.

Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 ước đạt: 109,050 tỷ đồng trên 143,405 tỷ đồng, đạt 76,04 % kế hoạch năm, so với cùng kỳ 109,050 tỷ đồng trên 102,526 tỷ đồng tăng 6,3%.
Trong đó:
- Ngành Nông, lâm, thủy sản: 13,250 tỷ đồng trên 17,650 tỷ đồng, đạt 75,07 phần trăm kế hoạch năm, so với cùng kỳ 13,250 tỷ đồng trên 12.236 tỷ đồng tăng 8,2 %.
- Ngành Công nghiêp, Xây dựng: 12,650 tỷ đồng trên 16,780 tỷ đồng đạt 75,39 kế hoạch năm, so với cùng kỳ 12,650 tỷ đồng trên 12,075 tỷ đồng, tăng 4,7 phần trăm,
- Ngành dịch vụ: 83,150 tỷ đồng trên 108,975 tỷ đồng đạt 76,3 %  kế hoạch năm, so với cùng kỳ 83,150 tỷ đồng, trên 78,215 tỷ đồng, tăng 6,3 %,
Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành: 177,556 tỷ đồng trên 232,847 tỷ đồng, đạt 76,25 % kế hoạch năm, so với cùng kỳ 177,556 tỷ đồng, trên 170,138 tỷ đồng tăng 4,3 %.
Trong đó:
- Ngành Nông, lâm, thủy sản: 25,320 tỷ đồng, trên 33,250 tỷ đồng, đạt 76,1 phần trăm kế hoạch  năm, so với cùng kỳ 25,320 tỷ đồng, trên 24,215 tỷ đồng, tăng 4,5 %.
- Ngành Công nghiệp - Xây dựng: 19,250 tỷ đồng trên 25,632 tỷ đồng, đạt 775,1 phần trăm, kế hoạch năm, so với cùng kỳ 19,250 tỷ đồng trên 18,653 tỷ đồng, tăng 3,2 %.
- Ngành dịch vụ: 132,986 tỷ đồng trên 173,965 tỷ đồng đạt 76,4 phần trăm kế hoạch năm, so với cùng kỳ 132,986 tỷ đồng, trên 127,270 tỷ đồng, tăng 4,4%
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người, 41,9 triệu đồng, trên 55 triệu đồng đạt 76,2 % kế hoạch năm.
Cơ cấu kinh tế:
Tổng giá trị tăng thêm, 177,556 tỷ đồng, trong đó:
- Ngành Nông, lâm, thủy sản: 25,320  tỷ đồng, chiếm 14,26 %.
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng: 19,250 tỷ đồng, chiếm 10,84 %.
- Ngành dịch vụ: 132,986 tỷ đồng, chiếm 74,90 %.
Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Tiến đã nhanh chóng vượt qua những khó khăn thách thức, khắc phục những tồn tại, từng bước thực hiện các chỉ tiêu với niềm khát vọng xây dựng quê hương, vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh trong cuộc sống.
VT.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây